Marketing Gamification
Gamification là một công cụ kinh doanh đại diện cho một hướng đi hoàn toàn mới giúp doanh nghiệp thành công trong việc thu hút khách hàng. Được coi là công cụ sáng tạo cho phép các doanh nghiệp xây dựng những lợi thế cạnh tranh riêng biệt và hấp dẫn, tuy nhiên, Gamification vẫn chưa được nhiều người biết đến và chú trọng.
Gamification là quá trình tích hợp cơ chế trò chơi vào các ứng dụng thực tiễn như một trang web, ứng dụng doanh nghiệp, cộng đồng trực tuyến để thúc đẩy sự tham gia hấp dẫn hơn từ phía người tiêu dùng. Nói một cách dễ hiểu, Gamification chính là ứng dụng các thành phần của game vào các lĩnh vực phi trò chơi như xây dựng văn hóa doanh nghiệp, marketing, product design hay software product development. Kỹ thuật này sử dụng sự cạnh tranh, điểm, thành tích, luật chơi, trạng thái để khuyến khích các hành động thông qua phản hồi tích cực.
Gamification là quá trình tích hợp cơ chế trò chơi để thúc đẩy sự tham gia hấp dẫn hơn từ phía người tiêu dùng (Ảnh: Behance)
Gamification sử dụng các kỹ thuật mà các nhà thiết kế trò chơi sử dụng để thu hút người chơi và áp dụng chúng vào các trải nghiệm phi trò chơi. Hành động này không chỉ làm tăng giá trị cho doanh nghiệp mà còn khuyến khích người tiêu dùng giao tiếp với thương hiệu nhiều hơn, từ đó tạo niềm tin và sự trung thành với doanh nghiệp.
Khi ứng dụng Gamification vào doanh nghiệp, người tiêu dùng sẽ nhận được những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn, từ đó họ sẽ tin tưởng và đặt nền móng cho mối quan hệ lâu dài và hấp dẫn hơn.
Gamification thúc đẩy khách hàng của doanh nghiệp tham gia và tương tác nhiều hơn với công ty: có cơ hội được khen thưởng, giành được thứ gì đó hoặc để được công nhận.
Gamification mang đến cho doanh nghiệp một kết nối cảm xúc với khách hàng, làm tăng khả năng biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
Gamification được sử dụng cho những dự án đa dạng như quản lý dự án, tuyển dụng, tiếp thị và nhiều hơn nữa.
Ưu điểm
Gamification làm tăng sự tham gia của khách hàng trung thành, khách hàng tiềm năng và đối tác. Việc tặng thưởng cho họ (không nhất thiết phải là hiện vật, nó cũng có thể là sự công nhận hoặc thậm chí là những nội dung có giá trị) có thể làm tăng lòng trung thành và cảm giác tích cực của họ đối với doanh nghiệp.
Gamification nói lên ý thức về thành tích và sự cạnh tranh của mọi người. Mọi người muốn được chú ý và nhận phần thưởng. Việc thực hiện trò chơi tốt hơn so với các đồng nghiệp hoặc những người tiêu dùng khác sẽ để lại cho họ một cảm giác thành tích – khiến họ thỏa mãn.
Nó sẽ giúp khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp xác định lẫn nhau. Có các công cụ gamification có thể giúp doanh nghiệp phân khúc khách hàng tiềm năng của mình, từ đó có thể đưa ra những đề xuất mang tính cá nhân được yêu thích hơn.
Nhược điểm
Gamification đôi khi có thể được áp dụng theo những cách chung chung. Một số doanh nghiệp nghĩ rằng bằng việc thêm bảng xếp hạng và huy hiệu vào một số quy trình, họ đã tạo ra một trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, Gamification còn hơn thế nữa, doanh nghiệp cần cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh để tạo nên một chiến dịch Gamification thành công.
Việc ép buộc tham gia vào quá trình Gamification sẽ không cần thiết bởi khi đó niềm vui, sự cạnh tranh giữa nhân viên hoặc người tiêu dùng sẽ không có, khiến họ nản chí mà không muốn tiếp tục.
Trò chơi tại nơi làm việc có thể trở nên tẻ nhạt và khó tạo động lực cho người chơi. Đây là một thách thức cho các nhà phát triển để giữ cho các trò chơi luôn đổi mới, vui vẻ và tạo động lực.
Thành lập năm 2009, Vũ Phong Energy Group hiện là nhà phát triển điện mặt…
Học viện Learning Chain cung cấp nền tảng giáo dục chuyên sâu về Blockchain, Web3…
SWOT của mỹ phẩm có 4 vùng thông tin như những ngành hàng khác là…
Nhân một ngày đẹp trời, nắng nhẹ mưa tan, công ty cúp điện nên mình…
Kết nối toàn cầu, niềm tin cho doanh nghiệp là kim chỉ nam để GCO…
Mạng xã hội Facebook vừa lập tài khoản TikTok và tới thời điểm này tài…